5 tips khởi động mục tiêu và lập kế hoạch học tập cho năm mới
Đánh giá lại năm cũ 2021 sắp qua, chúng ta đã làm được những gì và chưa làm được những gì? Trong năm mới 2022 bạn mong muốn trải nghiệm hay đạt được những mục tiêu học tập như thế nào?
Cuộc sống không mục tiêu cũng như một chuyến đi không có điểm đến xác định, rất dễ lạc lối và lãng phí thời gian. Bạn cần dừng ngay tình trạng “nước chảy bèo trôi” này để khai thác tối đa năng lực của bản thân, giữ cho bản thân có trách nhiệm, sự tập trung. Duy trì phong cách sống giúp bạn luôn đạt được phong độ cùng tinh thần tốt nhất.
Để đặc biệt gửi gắm tới các bạn học sinh sinh viên, 4WORDS mong muốn chia sẻ 5 cách hỗ trợ việc lập kế hoạch học tập hiệu quả. Cả nhà cùng tham khảo nhé!
1. Đặt ra các mục tiêu học tập ngắn hạn và dài hạn
Nhiều học sinh thường chỉ đặt 1 mục tiêu học tập duy nhất. Và mục tiêu này chỉ được đặt dựa trên cảm tính hoặc tương quan so sánh với bạn bè. Tuy nhiên, một mục tiêu tốt phải là một mục tiêu thực tế. Mỗi người sẽ có những mục tiêu khác nhau. Vậy nên, đừng chạy theo điểm số hoặc đặt ra mục tiêu quá cao hoặc quá thấp so với bản thân nhé!
Để tối ưu nhất, mỗi học sinh nên chia mục tiêu của mình thành dài hạn và ngắn hạn. Đối với các mục tiêu dài hạn như đạt được chứng chỉ quốc tế, chúng ta sẽ cần phải trải qua quá trình học thi kéo dài. Mặc dù vậy, bạn hoàn toàn có thể chia ra các mục tiêu ngắn hạn hơn theo tuần/tháng để tới gần mục tiêu đó. Ví dụ như hoàn thành tích lũy kiến thức IELTS trong tháng 1; tập trung luyện đề trong tháng 2;…
Đừng quên mục tiêu cá nhân không phải chỉ bao gồm điểm số. Mọi mục tiêu trong cuộc sống còn là nhắm tới sự phát triển khoẻ mạnh, vui vẻ của cá nhân về cả thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, ngoài điểm số các môn học, học trò nên có thêm chỉ tiêu liên quan tới sức khoẻ, gia đình hay đam mê của bản thân nhé.
2. Phân loại mục tiêu học tập và đánh dấu thứ tự ưu tiên
Sau khi đã có danh sách các mục tiêu học tập, bạn cần phải định hướng lộ trình cụ thể.
Đối với các mục tiêu liên quan tới chương trình học trên trường, bạn có thể chia nhỏ thành các môn học chính và môn học phụ, các môn học có số tiết học nhiều và các môn học có số tiết học ít hơn,… Từ đó, hãy cân đối thời gian dành cho các môn học. Đừng vì dành thời gian quá nhiều cho môn này mà kết quả môn học khác bị ảnh hưởng.
Đối với các mục tiêu lâu dài, hãy sắp xếp thứ tự thời gian để ưu tiên mục tiêu. Theo dõi ví dụ bên dưới để hiểu hơn nhé!
Ví dụ bạn đang là học sinh lớp 10 và mục tiêu dài hạn là xét tuyển Đại học trong nước và quốc tế. Để chuẩn bị mục tiêu này, bạn cần phải có 3 mục tiêu nhỏ hơn bao gồm:
(1) điểm số GPA tốt;
(2) chứng chỉ SAT 1350+;
(3) chứng chỉ IELTS 6.5+.
Về phần GPA, bạn có thể làm theo gợi ý phía trên. Bây giờ bạn sẽ cần cân đối mục tiêu (2) và (3). Nếu tìm hiểu một chút, bạn sẽ biết chứng chỉ SAT có thời hạn tới 5 năm. Trong khi đó, IELTS chỉ có thời hạn 2 năm. Như vậy, để đảm bảo tối ưu cả 2 mục tiêu, bạn có thể học SAT trước. Sau khi hoàn thành mục tiêu (2) bạn sẽ chuyển sang chinh phục mục tiêu (3).
3. Lập bản kế hoạch học tập chi tiết
Như vậy, chúng mình đã có hệ thống các mục tiêu học tập được phân loại rõ ràng. Để tránh trường hợp “lười biếng” hoặc đặt ra mục tiêu nhưng không thực hiện, bạn sẽ cần có cho mình một bản kế hoạch học tập thật cụ thể.
Đối với bản kế hoạch học tập này, bạn có thể trình bày dưới dạng thời gian biểu. Khung thời gian nào dành cho việc học? Trong thời gian học, bạn sẽ dành bao nhiêu thời lượng cho môn A, bao nhiêu cho môn B?
Đối với các môn học trên lớp, giáo viên thường sẽ giới thiệu kế hoạch giảng dạy và cung cấp thời khóa biểu từ buổi học đầu tiên. Vì vậy, việc lập kế hoạch chắc hẳn khá dễ dàng.
Đối với các loại chứng chỉ học thuật, việc lập kế hoạch này cần điều chỉnh đôi chút. Vì phải căn cứ trên năng lực của bạn, mục tiêu điểm số và thời gian học tập chứng chỉ. Do đó, hãy nhờ thầy cô định hướng để đưa ra một bản kế hoạch học tập chi tiết và hữu hiệu nhất nhé!
4. Tạo động lực học tập bằng các hình thức thưởng phạt
Bạn đã có một danh sách mục tiêu và một bản kế hoạch học tập chi tiết. Vậy làm cách nào để thúc đẩy bản thân mình trong hành trình sắp tới? Làm cách nào để hạn chế “vỡ kế hoạch”? bứt phá để vượt kỳ vọng đặt ra?
Cách đơn giản nhất đó là tự đặt ra các phần thưởng và hình phạt cho bản thân. Bạn có thể đưa ra các hình thức thưởng khác nhau cho mỗi lần hoàn thiện mục tiêu hoặc thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Ví dụ như xem một bộ phim, chợi game hay đi chơi cùng bạn bè…
Ngược lại, bạn cũng cần nhận hình phạt nếu không thực hiện đúng kế hoạch. Ban đầu bạn có thể cảm thấy điều này hơi khắt khe với bản thân. Nhưng sau một thời gian, bạn sẽ thấy mình học tập có kỷ luật hơn.
5. Tận dụng công nghệ để hỗ trợ theo sát lộ trình học tập
Chắc hẳn chiếc điện thoại sẽ là vật bất ly thân với nhiều bạn. Đôi khi, nó có thể là một nguồn khiến bạn sao nhãng việc học tập. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng đúng cách, những chiếc điện thoại thông minh sẽ là cánh tay đắc lực hỗ trợ bạn.
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ bạn quản lý thời gian cũng như lên kế hoạch học tập. Nếu bạn cần một công cụ để lên lịch và thời gian biểu, bạn có thể cân nhắc Google Calendar, Trello hoặc Notion. Nếu bạn cần ứng dụng ghi chú các ý tưởng, câu hỏi, thắc mắc, bạn có thể dùng thử Google Keep, Evernote,…
Ngoài ra, có một số app được thiết kế chuyên dùng cho việc học tập mà bạn cũng có thể tham khảo như Pomodoro apps; myHomework Student Planner; Quizlet;…
5 bước 4WORDS giới thiệu trên đây nghe tưởng chừng đơn giản nhưng quá trình thực hiện lại không hề đơn giản đâu nhé. Hy vọng rằng bạn có thể áp dụng thành công và dứt điểm mọi mục tiêu trong năm mới!
Kết nối với 4WORDS – nhà đào tạo dẫn đầu về thành tích IELTS – SAT! Cùng 4WORDS xóa tan mọi trở ngại để HỌC GỌN GÀNG, THI XUẤT SẮC!
- Đa dạng hình thức học, ONLINE hoặc OFFLINE.
- Thi thử MIỄN PHÍ chuẩn format thi thật, chữa bài 1-1 cùng thầy cô và nhận tư vấn về lộ trình học thi hiệu quả nhất.
- Cam kết mục tiêu – Tận tâm đồng hành – Tối giản chi phí. Nói KHÔNG với việc học dàn trải.
- Quyền lợi 2 buổi học thử để trải nghiệm và quyết định chính xác.
- Lớp học sĩ số nhỏ, <=12 học viên.
- Tối đa thêm các buổi luyện tập, chữa giảng bài hàng tuần.
- Bổ sung hàng loạt mock-test chuẩn thi thật trong mỗi khóa học, rèn bản lĩnh thi cử, đo sự tiến bộ.
- Hỗ trợ học viên chữa bài ngay cả khi khoá học đã kết thúc.
Tin Liên quan
Trích đoạn diễn văn nổi tiếng liên quan chủ đề Lịch sử trong bài thi SAT
Một phần rất quan trọng trong phần Reading của SAT là History (Lịch sử) của Mỹ. Đây là phần khó với hầu hết các học sinh do lượng kiến thức nền và ngôn ngữ sử dụng. Bởi chủ đề...
30/06/2020Cấu trúc và các dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi SAT Reading
Từ tháng 3/2016, The College Board đã chính thức đưa ra format bài thi SAT mới – The New SAT. Bài thi SAT được chia thành 2 phần. Đó là: Math (toán học) và Evidence-Based Reading and Writing (Đọc...
28/06/2021Cách quy đổi điểm IELTS sang điểm thi Đại học
Bài viết này 4WORDS đã đề cập đến các cách quy đổi điểm IELTS sang điểm thi đại học. Đồng thời cung cấp chi tiết bảng quy đổi điểm IELTS 2021 mới nhất. Với một số trường đại học,...
23/04/2021Tổng hợp các thuật ngữ SAT Math cơ bản
Các thuật ngữ Toán bằng Tiếng Anh còn khá xa lạ đối với nhiều học sinh lần đầu tiếp xúc với SAT Math. Bài viết này sẽ cũng cấp những thuật ngữ cơ bản xuất hiện trong bài SAT...
11/07/2022Digital SAT 2024 -Tổng hợp lịch thi và đôi lời lưu ý
DIGITAL SAT – TỔNG HỢP LỊCH THI NĂM 2024 Nếu bạn đang có mong muốn và dự định thi Digital SAT trong năm 2024 này thì hãy lưu ý về lịch thi thực tế và dự kiến trong bài...
06/02/2024