Những điều cần biết về SSAT Reading (Phần 1)

Secondary School Admission Test (SSAT) là kỳ thi đầu vào chuẩn hóa dành cho học sinh từ lớp 5-11. Chuẩn bị vào học tại các trường cấp 2 hoặc cấp 3 tư thục tại Mỹ. SSAT được xây dựng và quản lý bởi The Secondary School Admission Test Board (SSATB). SSAT được thiết kế để đánh giá khả năng của học sinh trong các môn học cốt lõi tại bậc trung học. Kết quả của bài thi là tiêu chí xét tuyển quan trọng của các trường THCS và THPT tại Mỹ.

Mỗi bài thi SSAT kéo dài 155 phút, bao gồm một loạt câu hỏi trắc nghiệm. Bài thi được chia thành 3 phần có chấm điểm (Toán, Từ vựng, Đọc hiểu) và 1 phần viết luận văn (không chấm điểm). Cùng 4WORDS tìm hiểu chi tiết hơn về phần thi Đọc hiểu (Reading) trong SSAT nhé. Các câu hỏi trong phần đọc được chia ra thành 4 dạng chính. Việc xác định được dạng câu hỏi sẽ giúp chúng ta xác định được chiến lược làm bài tốt nhất.

kỳ thi SSAT dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại mỹ

SSAT READING CÓ CẤU TRÚC NHƯ THẾ NÀO?

Đối với cả 3 cấp độ (Elementary, Middle, và Upper), SSAT Reading đều là phần thi thứ ba học sinh phải làm. Trong phần này, thí sinh cần trả lời 40 câu hỏi. Thời gian làm bài là 40 phút. 40 câu hỏi này được phân bổ đều trong 7-8 văn bản. Mọi câu hỏi trong SSAT Reading đều có 5 phương án trả lời. Các câu hỏi và trả lời đều dựa vào nội dung bài viết đã cho sẵn.

VĂN BẢN TRONG SSAT READING GỒM NHỮNG CHỦ ĐỀ NÀO?

Các văn bản trong SSAT tập trung vào các chủ đề sau:
• Literary fiction (Tiểu thuyết văn học)
• Humanities (biography, art, poetry): Khoa học nhân văn (tiểu sử, nghệ thuật, thơ ca)
• Science (anthropology, astronomy, medicine): Khoa học (nhân chủng học, thiên văn học, y học)
• Social studies (history, sociology, economics): Nghiên cứu xã hội (lịch sử, xã hội học, kinh tế)

VÌ SAO SSAT READING LÀ MỘT PHẦN THI KHÓ?

Phần Đọc SSAT nhằm kiểm tra vốn từ vựng học thuật và các kĩ năng nhận diện mục đích và ý chính của văn bản. Phần thi này đòi hỏi học sinh làm quen với nội dung văn bản ở các chủ đề khác nhau. Hầu hết học sinh không tiếp xúc với những chủ đề này trong chương trình phổ thông.

Ví dụ như thơ (poems) là thể loại xuất hiện ít nhất một lần trong hầu hết các bài kiểm tra SSAT. Tuy nhiên chương trình học tiếng Anh trên trường lớp chưa bao quát thể loại này. Do đó, học sinh thường cảm thấy khó giải quyết và tiếp cận với các câu hỏi liên quan đến thơ.

Phần Đọc SSAT đòi hỏi mức độ hiểu thông tin chính xác cao. Các câu hỏi nhấn mạnh vào việc hiểu các chi tiết cụ thể. Đồng thời phải hiểu các biện pháp tu từ của một văn bản. Học sinh cần xác định được chính xác mục đích hoặc ý tưởng tổng thể của đoạn văn. Có độ phức tạp khá cao nên học sinh cần dành nhiều thời gian chuẩn bị và ôn tập nếu muốn đạt kết quả tốt.

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI CHUẨN BỊ CHO BÀI THI SSAT READING LÀ GÌ?

Khi bắt đầu chuẩn bị cho phần SSAT reading, học sinh cần tránh những lỗi phổ biến sau đây:

Lỗi cần tránh #1: Không ôn luyện từ sớm

Thật sai lầm nếu tin rằng chỉ cần dành một vài tuần cuối để ôn luyện là đủ để có thể đạt điểm số cao trong kỳ thi SSAT. Học sinh sẽ cần ít nhất 3-6 tháng để cải thiện đáng kể điểm số của mình và để đạt được mức điểm tốt (80-100% percentile). Với các bạn có nền tảng tiếng Anh, Toán chưa tốt, thời gian chuẩn bị sẽ kéo dài hơn.

Sự đa dạng của các văn bản, nội dung, và loại câu hỏi trong SSAT Reading đòi hỏi nhiều thời gian luyện tập chuyên sâu để làm quen. Học sinh cũng sẽ cần xây dựng vốn từ vựng và các kỹ năng cụ thể khi làm bài. Sau đó thực hành để sử dụng chúng hiệu quả.

Lỗi cần tránh #2: Dễ nản

Trong quá trình học, điểm số thể hiện sự tiến bộ của học sinh có thể không đồng nhất, nghĩa là bài kiểm tra sau có thể sẽ có số điểm thấp hơn bài kiểm tra học sinh đã làm trước đó. Điều này dễ khiến học sinh cảm thấy nản chí. Tuy nhiên, mỗi bài kiểm tra đều có sự khác biệt về độ khó. Hơn nữa, trải nghiệm và sở trường cá nhân sẽ giúp cho học sinh xử lý một số văn bản và câu hỏi dễ hơn những văn bản hoặc câu hỏi khác.

Do đó, học sinh cần giữ bình tĩnh và duy trì luyện tập với nhiều văn bản và câu hỏi khác nhau để tạo ra sự tiến bộ vững chắc. Việc chia nhỏ các mức điểm mục tiêu và tập trung ôn tập sẽ giúp học sinh tự tin hơn. Phụ huynh cũng cần khuyến khích học sinh không để điểm số làm nản lòng. 

Lỗi cần tránh #3: Chỉ làm đề

Tất nhiên, làm một bài kiểm tra đầy đủ là một phần quan trọng của việc chuẩn bị cho SSAT Reading. Việc này giúp học sinh học cách quản lý thời gian hiệu quả và làm quen với áp lực bài thi.

Tuy nhiên, nhiều học sinh lầm tưởng rằng chỉ cần làm bài kiểm tra sẽ cải thiện điểm số trong bài thi. Kết quả là mặc dù ban đầu học sinh có gia tăng về điểm số nhưng khó đạt được điểm số cao nhất trong khả năng của mình. Thay vì chỉ làm đề, học sinh cần chia nhỏ các dạng bài, dạng câu hỏi, cách phân tích, cách nhận diện… để ôn luyện từng chiến lược và kỹ năng cụ thể, như xác định ý chính, nhận diện giọng văn của tác giả, hoặc diễn giải thơ.

Rút kinh nghiệm qua mỗi bài kiểm tra, chữa giảng từng lỗi sai cùng thầy cô là rất quan trọng.

SSAT READING ĐÁNH GIÁ NHỮNG KĨ NĂNG GÌ?

#1 Kĩ năng tìm ý chính

Kĩ năng này thường được bắt gặp dưới dạng các câu hỏi như sau.

  • What is the main idea, main point, or central idea of this passage?
  • What is the passage primarily about?
  • What is the purpose of this passage?
  • What is a likely title for this passage?

Những câu hỏi này yêu cầu học sinh tìm câu trả lời thể hiện đúng nhất ý chính của văn bản. Ý chính này thường có thể tìm thấy trong câu chủ đề. Các câu chủ đề thường xuất hiện trong đoạn đầu tiên với mục đích giới thiệu, hoặc trong đoạn cuối với mục đích tóm tắt. Tuy nhiên, để làm tốt nhất dạng bài này, học sinh cần tóm tắt được ý chính của mỗi đoạn trong văn bản và có thể diễn giải những ý chính đó bằng lời văn của mình, sau đó, tìm câu trả lời phù hợp nhất trong số 5 lựa chọn.

Dưới đây là một ví dụ:

Đáp án: C (câu đầu tiên cũng là câu chủ đề của đoạn văn: A platypus …. Is remarkable unlike almost every other mammal…/ The platypus has some amazing qualities = the unusual qualities (remarkable unlike others, amazing qualities) of the platypus)

#2 Kĩ năng suy luận từ một chi tiết cụ thể

Kĩ năng này đòi hỏi học sinh tóm tắt hoặc đưa ra suy luận dựa trên những thông tin văn bản đưa ra. Học sinh cần ghi nhớ rằng MỌI CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI ĐỀU DỰA VÀO THÔNG TIN CHO SẴN. Do đó, học sinh luôn cần tìm chi tiết phù hợp trong văn bản, và đọc lại những chi tiết đó một cách cẩn thận.

Kĩ năng này thường xuất hiện trong những câu hỏi như sau:

  • What does the author mean by the phrase “____” in line 4-6?
  • The word “___” as it is used in line 10 most likely means…
  • Which of the following questions is answered in the passage?
  • Which of the following does NOT appear as evidence in the passage?
  • The author gives all of the following reasons EXCEPT…

Học sinh cần đặc biệt chú ý tới các câu hỏi có chứa NOT, LEAST, và EXCEPT. Nếu bắt gặp những từ này, hãy khoanh tròn chúng để ghi nhớ và tránh trả lời sai yêu cầu của câu hỏi. Dưới đây là một ví dụ.

Đáp án: D
Để giải quyết câu hỏi này, học sinh cần đi tìm các thông tin CÓ trong bài và loại trừ các đáp án thông tin đó. Thông tin còn lại KHÔNG CÓ hoặc SAI so với thông tin trong bài chính là đáp án đúng.

       A. Its beak -> dòng 5: …and its duck-like beaks…
       B. Its tail → dòng 4 -5 : …and its tail is like a beaver’s…its odd-shaped tail…
       C. Its feet → dòng 3-4: …its head and feet are like a duck’s ….Its webbed feet help…
       D. Its fur → dòng 4-5, đoạn 2: the platypus has fur, like other animal >< unusual feature (câu hỏi)
       E. Its milk → dòng 2-4, đoạn 2: …the platypus has an unusual way of doing this [give the young milk]..

#3 Suy luận

Kĩ năng này thường đòi hỏi học sinh đưa ra suy luận hoặc dự đoán logic và hợp lí, dựa vào thông tin đã đưa ra trong văn bản. Việc hiểu ẩn ý của tác giả rất quan trọng trong phần đọc hiểu văn bản. Một vài ví dụ cho dạng câu hỏi này bao gồm:

  • The author would most likely agree with which following statement?
  • The image in line 8 of the passage most likely represents…
  • It can be inferred from the passage that …
  • It is suggested in the passage that …
  • What would the author most likely discuss next?

Một lần nữa, học sinh cần lưu ý rằng mọi suy luận hoặc suy đoán đều cần dựa trên quan điểm của tác giả và ý chính trong văn bản. Học sinh cần tránh việc suy diễn từ quan điểm cá nhân hoặc những kiến thức bên ngoài. Mỗi đáp án khi lựa chọn đều cần có thông tin tương đương xuất hiện trong bài đọc.

Đáp án: B
Học sinh cần chú ý tới một số các từ ngữ mang thông tin cụ thể để xác định nội dung thể hiện trong bài.
Trong câu hỏi trên, chú ý các từ ngữ: The Europeans, the platypus, a fraud, which reasons.
Từ đó, thông tin được xác định để trả lời nằm ở dòng 2 “It is a very odd-looking animals; in fact, when Europeans first heard about the platypus, many thought such an odd-looking animal must be fraud.”
=> The reason: it [the platypus] is an odd-looking animal = The platypus was so strange (odd-looking), they (the Europeans) could not believe it was real (many thought…it must be fraud).

Những điều cần biết về SSAT Reading (Phần 2): https://4words.edu.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-ssat-reading-phan-2/

Reference:
https://mekreview.com/ssat-how-to-master-the-reading-section/
Ivy global

Tin Liên quan

Nên hay không nên làm thêm khi còn đi học

Các chi phí cho đại học đang có chiều hướng tăng nhanh. Nhu cầu kiếm việc làm thêm của sinh viên và du học sinh cũng trên đà tăng mạnh. Đặc biệt là các du học sinh. Các bạn...

25/01/2021

5 hiểu nhầm thường gặp về bài thi SAT

Tầm quan trọng và mức độ phổ biến của bài thi SAT không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, vẫn có những hiểu lầm thường gặp mà các học viên cần lưu ý tránh.

19/03/2020

Dạng bài Big Picture Questions trong SAT Reading

Big Picture Questions là dạng bài khá phổ biến trong đề thi SAT Reading. Dạng bài này được thiết kế để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu văn bản một cách tổng quát. Thí sinh sẽ được yêu cầu...

21/07/2021

SAT Toán: Về “Data Analysis” và “Standard Deviation”

Trong bài thi SAT Toán, có nhiều nội dung khá quen thuộc đối với học sinh THPT. Tuy nhiên, có một khía cạnh xem chừng lạ lẫm hơn, đó là “Data Analysis” – phân tích dữ liệu. Bài viết...

06/03/2023

Idioms và cụm từ siêu hay về chủ đề Peace

Năm 2001, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 21/9 hàng năm là Ngày Quốc tế Hòa bình (The International Day of Peace) với mong muốn nâng cao nhận thức của mọi quốc gia trên thế giới dành cho nền...

16/09/2021