Nên hay không nên làm thêm khi còn đi học

Các chi phí cho đại học đang có chiều hướng tăng nhanh. Nhu cầu kiếm việc làm thêm của sinh viên và du học sinh cũng trên đà tăng mạnh. Đặc biệt là các du học sinh. Các bạn có nhu cầu thêm thu nhập để chi trả cho các khoản phí sinh hoạt. Từ phí cho sách đọc, dụng cụ học tập đến tiền tiêu vặt, du lịch…

Đi làm thêm là một cách tốt để phát triển kĩ năng xã hội. Thêm vào đó là tăng khả năng ngôn ngữ và mở rộng mối quan hệ. Tuy vậy, việc cân bằng giữa học và làm là một những thử thách khó. Sinh viên khi mới tự lập lại thường thiếu kinh nghiệm và tính kỉ luật.

Dưới đây là tổng hợp những ưu điểm và điểm còn hạn chế của việc làm thêm. Hy vọng các bạn sinh viên sẽ có thêm thông tin hữu ích để tự cân bằng cuộc sống.

Ưu Điểm

Ưu điểm lớn nhất của việc làm thêm là bạn không chỉ kiếm được thu nhập mà còn trau dồi được kinh nghiệm. Đây là cơ hội tốt để bạn học hỏi những kỹ năng xã hội mà trường lớp không bao quát tới. 

Khi đi làm, bạn học cách làm việc cùng với và cho người khác. Thay vì chỉ tập trung vào học vấn. Bạn không chỉ luyện tập được kỹ năng giao tiếp hiệu quả mà còn tạo thêm cho bản thân mối quan hệ chuyên nghiệp.

Đây sẽ là những mối quan hệ tạo tiền đề cho cuộc sống sau tốt nghiệp. Học hỏi từ đồng nghiệp cũng cung cấp thông tin về thực tế cuộc sống tự lập và hoạt động trong ngành.

Nếu tìm được cơ hội làm thực tập trong ngành theo học, hoặc một ngành nghề mà bạn quan tâm, bạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm quý cho CV/resume!

Đối với du học sinh, làm thêm khi đang theo học ở một đất nước xa lạ còn giúp bạn tìm hiểu và hòa đồng tốt hơn. Bạn sẽ có cảm quan về văn hóa, lối sống bản địa.

Các bạn còn có cơ hội luyện tập ngôn ngữ nhiều hơn với người bản xứ. Còn gì tuyệt hơn khi đc nghe – nói chuẩn bản ngữ mà không hề mất thêm chi phí gì? ^^

Văn hóa làm việc của mỗi nơi là khác nhau. Do đó, bạn sẽ không thể tìm kiếm được những kinh nghiệm sống này trong sách vở hay trên mạng internet. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Hãy tưởng tượng thử chỉ 3 tháng hay 1 năm trong môi trường cực năng động và đa dạng nhé! 

Nhược Điểm 

Làm thêm ngoài giờ chiếm một lượng lớn thời gian của sinh viên. Đặc biệt khi càng học lên cao, khối lượng kiến thức càng nhiều. Phần lớn sinh viên đều chật vật tìm cách cân bằng thời gian đi làm với học thi.

Việc làm thêm của sinh viên phần lớn đều ít khả năng tạo điều kiện cho việc học ở trường. Từ đó, câu hỏi và băn khoăn phát sinh. Liệu những kinh nghiệm thực tế nơi làm việc có xứng đáng với thời gian bạn có thể bỏ thêm vào quỹ tự học hay không? Và kiến thức nào mới là thực dụng nhất cho tương lai?

Trên thực tế, rất ít sinh viên có thể được nhận làm ở những vị trí và ngành nghề liên quan đến ngành học. Bởi vì các vị trí chuyên môn thường yêu cầu trình độ học vấn đầy đủ văn bằng. Nó tiềm năng với các sinh viên cuối cấp hơn là “lính mới”. Dẫn tới thời gian học bị thu hẹp trong khi kinh nghiệm thu thập từ công việc chưa chắc hiệu quả. 

Đi làm thêm khiến bạn va chạm với nhiều mối quan hệ từ đơn giản tới phức tạp. Bạn phải gánh thêm nhiều áp lực cả về tinh thần lần thể chất. Nếu không được xử lý tốt, những căng thẳng này dễ sinh ra “stressed”.

Một vài lời khuyên cho bạn nhé:

1. Sắp xếp thời gian hợp lý

Hãy lên kế hoạch sinh hoạt dựa theo lịch học tập. Đánh dấu và điều chỉnh lịch làm việc tránh trùng với các mốc thời gian quan trọng. Ví dụ: ngày thi, deadline dí, thuyết trình, bài tập nhóm… Hãy thông báo lịch này đến quản lý trước một tháng. Học sinh không nên đi làm quá nhiều vào đợt kiểm tra tập trung.

Vào mùa thi, bạn chỉ nên làm “túc tắc” vài giờ mỗi tuần. Bạn có thể tham gia làm thêm vào nửa đầu kỳ hay dịp nghỉ giữa kì, cuối năm…

Trong mỗi công ty/doanh nghiệp, đều có đa dạng nhân viên. Việc bắt buộc nghỉ hay giảm giờ làm tạm thời của bạn có thể lại là cơ hội cho người khác tăng ca. Nên đừng ngần ngại hay cố gắng quá sức nhé.

Hãy thông báo sớm và trao đổi với quản lý chỗ làm để chọn ra phương án tốt nhất cho các bên.

2. Quản lý chi tiêu phù hợp

Không bao giờ chi nhiều hơn bạn có! Và đừng chi tất cả số tiền mình kiếm được. Hãy để 20% tổng số tiền đó vào tiết kiệm. Chuẩn bị cho những ngày cần tới chi tiêu hơn. Nếu phải giảm giờ làm hay thu nhập, hãy dự tính chi tiêu trước. Cẩn thận để có đủ chi phí sinh hoạt theo nhịp độ bình thường.

Đi làm nhiều tới đâu mà ko chi tiêu, tiết kiệm hợp lý thì tiền cũng sẽ “không cánh mà bay”. Ngược lại, đều đặn tích luỹ từng chút một và tài khoản của bạn sẽ lớn phổng lúc nào không hay.

Thực tế là phụ huynh vẫn luôn đồng hành để hỗ trợ bạn. Đừng giấu diếm mà hãy tiết kiệm và chia sẻ để cha mẹ có thể trợ giúp tốt nhất. Hãy nhớ rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của người học sinh trước hết là học thi và phát triển bản thân thật tốt.

3. Đăng ký học bổng hoặc quỹ hỗ trợ học sinh

Không phải ai cũng có cơ hội làm việc và học tập hiệu quả. Vì vậy hãy thử đăng ký những quỹ học bổng. Nhiều trường còn có hỗ trợ cho học sinh trong hoàn cảnh khó khăn. Để thành công, thì kết quả học tập tốt của bạn là thiết yếu. Đặc biệt với các quỹ học bổng đấy! 

Source:  

https://www.hotcoursesabroad.com/study-abroad-info/student-finances/should-students-work-part-time-while-studying/

-Ngọc Linh tổng hợp-

Đọc thêm: Cần chuẩn bị gì trước khi đi du học

Tin Liên quan

Điều cần biết về bài thi SSAT

SSAT là bài thi chuẩn hoá quốc tế dành cho học sinh từ lớp 5 - lớp 11 vào học tại các trường cấp 2, cấp 3 tư thục tại Mỹ.

19/03/2020

Lịch thi IELTS 2021 mới nhất tại Hà Nội

Chỉ còn khoảng 4 tháng nữa là kết thúc năm 2021. Do ảnh hưởng của COVID-19 nên nhiều ngày thi IELTS tại Hà Nội đã bị hủy hoặc tạm hoãn. Nếu bạn đang có nhu cầu thi IELTS Academic...

09/09/2021

Lịch thi SAT dự kiến năm 2020-2021 (Quốc tế)

Tổ chức College Board đã chính thức thông báo lịch thi SAT I và SAT II khu vực quốc tế dự kiến cho năm 2020-2021.  Các em học sinh có thể tham khảo thông tin chi tiết trong bảng...

02/07/2020

Idioms và cụm từ siêu hay về chủ đề Peace

Năm 2001, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 21/9 hàng năm là Ngày Quốc tế Hòa bình (The International Day of Peace) với mong muốn nâng cao nhận thức của mọi quốc gia trên thế giới dành cho nền...

16/09/2021

SAT chuẩn bị thay đổi hình thức và thời gian thi

Kể từ năm 2020 khi đại dịch bùng phát, kỳ thi SAT đã có một số thay đổi để phù hợp với học sinh. Sắp tới, College Board, đơn vị tổ chức và quản lý kỳ thi SAT, cũng...

27/01/2022