Khắc phục tâm lý căng thẳng trong IELTS Speaking

Bạn thường bị căng thẳng và lo lắng trong bài thi IELTS Speaking? Đột nhiên bạn quên mình đang nói gì giữa chừng? Não bạn như dừng “hoạt động” năng suất khi bạn cần nó nhất? 

Vấn đề tâm lý trong thi Speaking

Căng thẳng tâm lý là một vấn đề lớn đối với nhiều học viên IELTS. Đặc biệt nếu bạn đã làm bài kiểm tra và bạn không đạt được điểm số mình cần. Đừng lo lắng! Có những cách để bạn vượt qua chứng “sợ nói” này. Từ đó có thể hoàn thành tốt bài kiểm tra IELTS Speaking. 

Bước đầu tiên là chuẩn bị tốt vì đó chính là nền tảng cho sự bình tĩnh, tự tin. Bạn cần học hỏi, luyện tập với người hiểu biết về kỳ thi. Hoặc tham gia một khóa học chất lượng cao, nơi bạn sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức, chiến lược hữu ích. 

Dưới đây là ba mẹo bạn có thể làm để kiểm soát tâm lý căng thẳng của mình và đạt được điểm IELTS bạn cần.

1) Dự đoán trước các trường hợp bị căng thẳng 

Để ngăn chặn sự lo lắng làm bạn mất tập trung, bạn nên biết bạn thường bắt đầu cảm thấy lo lắng ở đâu trong bài kiểm tra.

Vậy những phần nào của bài kiểm tra gây căng thẳng cho bạn và tại sao?

Điều này sẽ dễ dàng hơn đối với những người đã từng thi IELTS trước đây. Tuy nhiên, nếu bạn luyện thi tại các trung tâm, các giáo viên luyện IELTS có thể giúp bạn dự đoán các phần bài “khó nhằn” và giúp bạn biết phải làm gì khi nỗi lo lắng xuất hiện.

Ví dụ, trong IELTS Speaking, có hai tình huống có thể gây ra căng thẳng sau:

Bạn nên làm gì trong những tình huống này?

  • Tình huống 1: Bạn không hiểu từ mới trong câu hỏi.

Giám khảo thi không thể giải thích nghĩa câu hỏi cho bạn. Tuy nhiên, bạn có thể hỏi những câu hỏi để kiểm tra xem suy đoán của bạn từ ngữ cảnh có đúng không (vd: Do you mean…?). 

  • Tình huống số 2: Bạn chưa đạt thời gian nói trong Part 2. 

Khi Giám khảo thi vẫn chưa tiếp tục câu hỏi cho phần 3 dù bạn đã nói hết ý phần 2, điều đó có thể có nghĩa là bạn chưa đạt thời gian nói yêu cầu. Đừng để sự yên lặng kéo dài quá lâu. Thay vào đó, hãy thử miêu tả cảm xúc của bạn về tình huống/câu chuyện của bạn để đạt thời gian yêu cầu.

2) Lưu ý khi bạn cảm thấy lo lắng

Chìa khóa để không để bất kỳ cảm xúc nào lấn át là nhận ra và thừa nhận khi bạn đang cảm thấy điều gì đó. Trong trường hợp này, hãy để ý khi cơ thể biểu hiện sự lo lắng, căng thẳng.

Lòng bàn tay bắt đầu đổ mồ hôi? Bụng cồn cào? Tim đập nhanh?

Đừng bỏ qua những dấu hiệu này. Đây là cách cơ thể bạn đang phản ứng với một trải nghiệm có tầm quan trọng cao. Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn đang cảm thấy lo lắng để có thể bắt đầu vượt qua nó.

Hít thở một vài hơi thật sâu; Cảm nhận bàn chân của bạn trên mặt đất; Dành vài giây để quay lại với thực tại; Sau đó tiến lên phía trước.

3) Sử dụng sự lo lắng của bạn để tăng điểm số của bạn

Nghe có vẻ lạ nhưng trong một số phần của bài kiểm tra, bạn có thể sử dụng sự lo lắng của mình như một cơ hội để thể hiện vốn ngôn ngữ của bạn như từ vựng, tính linh hoạt và trôi chảy. Bạn cũng có thể chứng tỏ rằng bạn biết cách sử dụng khiếu hài hước của mình trong tiếng Anh.

Cụ thể hơn là: 

Trong bài thi Speaking, bạn phải làm gì nếu đầu óc trở nên trống rỗng?

Thay vì im lặng, ậm ừ hoặc để sự lo lắng làm hỏng cả bài thi của bạn, hãy thử nói thẳng với giám khảo về vấn đề của mình. Ghi nhớ và sử dụng thành ngữ hay những cụm từ bản ngữ để làm điều đó, đồng thời tăng điểm Từ vựng của bản thân. Lưu ý đến nhịp điệu và cảm xúc trong giọng nói của bạn để tăng điểm phát âm của bạn.

Bạn có thể nói:

  • “I am sorry. My mind just went blank.” 
  • “Give me a second. It’s on the tip of my tongue.” 
  • “I am blanking on this topic right now. Let me see… 

Nếu bạn sử dụng kỹ năng ngôn ngữ nâng cao này kết hợp với phát âm tự nhiên, bạn có thể sử dụng khoảnh khắc lo lắng để nâng điểm Từ vựng và Phát âm của bạn từ band 6 lên band 7.

Để đạt điểm 7 về từ vựng trong bài thi Nói, bạn cần dùng những cụm từ mà người bản xứ thực sự sử dụng. Để đạt điểm 7 về cách phát âm, bạn nên tránh phát âm một cách máy móc không cảm xúc. 

Một khoảnh khắc lo lắng, căng thẳng là cơ hội tuyệt vời để làm tất cả những điều này và nâng điểm bài nói của bạn.

Tóm lại là…

Điều quan trọng cần nhớ đó là thể hiện sự lo lắng trong bài thi IELTS không nhất thiết làm mất điểm của bạn. Vì vậy đừng sợ nó, hãy biết khi nào điều đó có thể xảy ra và tìm cách khắc phục. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để bạn biết chính xác mình phải làm gì, tận dụng nó để tăng điểm của bạn.

Mọi người đều lo lắng về kỳ thi IELTS nhưng chỉ những thí sinh biết tận dụng điểm yếu này một cách khéo léo mới là người đạt được số điểm như ý.

Nguồn dịch tham khảo: https://www.allearsenglish.com/ielts/dont-let-anxiety-sabotage-your-ielts-score-3-tips/ 

-Ngọc Linh tổng hợp-

Đọc thêm: 10 lỗi sai phổ biển trong IELTS Speaking

Tin Liên quan

5 lưu ý quan trọng cho bài thi SAT Writing and Language

SAT Writing and Language là phần thi thứ hai trong bài thi SAT. Phần thi này kiểm tra cả ngữ pháp và cách sử dụng ngôn ngữ hiệu quả. SAT Writing gồm 44 câu hỏi trong 35 phút. Nghĩa...

12/11/2021

Dạng câu hỏi Matching trong IELTS Reading và cách làm

Nhiều học sinh cảm thấy Matching là “đáng ngại” nhất trong IELTS Reading. Vậy đâu là phương pháp hiệu quả để tìm kiếm đáp án đúng? Cùng 4WORDS tiếp tục tìm hiểu sâu về dạng thức câu hỏi đọc...

28/05/2020

Áp lực SAT và lời khuyên từ chuyên gia hơn 10 năm kinh nghiệm

Cô Đặng Ngân Hà là người đã có gần 10 năm kinh nghiệm dẫn dắt các học trò đạt mức điểm SAT xuất sắc 1500+, thuộc Top 1% điểm số cao nhất thế giới. Trong đó có học trò...

14/03/2022

Phương pháp tự đánh giá quá trình luyện IELTS của bạn

Bên cạnh việc làm đề thi thử, bạn có thể sử dụng checklist dựa theo phương pháp chấm điểm của IELTS để xem mình đã sẵn sàng như thế nào cho bài thi. Chắc hẳn bạn đã từng đặt...

18/09/2020

Bài thi SAT kiểm tra những kĩ năng “mềm” gì?

Những gì chúng ta thấy khi nhìn vào đề SAT đó là một bài thi chuẩn hóa gồm 3 kĩ năng: Đọc hiểu (Reading), Ngôn ngữ (Writing & Language) và Toán (Maths). Về cơ bản thì đây là 3...

23/05/2022